Thảo dược dành cho phụ nữ mất ngủ

24/11/2015 26 Lượt xem
Theo số liệu từ Bệnh viện Tâm thần TPHCM, bệnh nhân thăm khám tình trạng mất ngủ, rối loạn lo âu, stress hiện nay chiếm tới 35%, trong đó đa số là nữ giới.

Theo số liệu từ Bệnh viện Tâm thần TPHCM, bệnh nhân thăm khám tình trạng mất ngủ, rối loạn lo âu, stress hiện nay chiếm tới 35%, trong đó đa số là nữ giới.

Bệnh nhân H.Ni (40 tuổi, trú tại TP HCM), là kế toán trưởng của một tập đoàn nước ngoài, có con gái lớn học phổ thông cơ sở và con trai nhỏ vừa vào lớp 1. Chồng chị là giám đốc công ty riêng của gia đình. Do bận suốt ngày, nên vợ chồng chị thuê hẳn hai người giúp việc để chăm sóc con và làm việc nhà. Tuy nhiên, một năm gần đây chị H.Ni nhận thấy có những việc trong gia đình không thể thiếu bàn tay chăm sóc của chị. Với áp lực công việc ngày một gia tăng, con cái cũng không thể lơ là chăm sóc …, khiến H.Ni rơi vào trạng thái căng thẳng. bi-quyet-chua-benh-mat-ngu-hieu-qua Chị thường khó ngủ, hay thức giấc nửa đêm khiến khi đi làm luôn mất tập trung, hay quên, dễ cáu bẳn với con, sức khỏe tình dục giảm sút… Nghe H.Ni tâm sự, chị H. Anh – một người bạn thời đại học cho rằng “mất ngủ có là vấn đề gì đâu mà ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày”. Bản thân H.Anh cũng mắc chứng mất ngủ vài năm nay nhưng không chữa trị. Gần đây, gặp lại nhau, H.Ni giật mình khi H. Anh cho biết gần đây chị bị tăng huyết áp, suy tim, béo phì - những hệ luỵ từ chứng bệnh mất ngủ không được điều trị kịp thời. Một trường hợp khác là chị K.Loan (55 tuổi) cho biết, bản thân cũng bị mất ngủ hơn 5 năm nay, đã dùng rất nhiều hình thức điều trị như mua tim sen, đậu xanh, táo đỏ về nấu nước uống, hoặc sử dụng thuốc ngủ dài ngày nhưng cũng chưa xử lý được hoàn toàn tình trạng mất ngủ.

Quả óc chó giúp cải thiện giấc ngủ

Cơ thể con người sinh một loại hormone gọi là Melatonin, chúng có trách nhiệm cho một số chức năng trong cơ thể, trong đó có liên quan đến mất ngủ. Melatonin sẽ cung cấp những tín hiệu não, thông báo với não bộ rằng công việc đã được thực hiện đủ, cơ thể đang mệt mỏi và cần một giấc ngủ. Do đó, cơ thể thường tiết ra melatonin vào khoảng thời gian tương tự mà bạn ngủ mỗi đêm. Nhưng khi con người già đi, hàm lượng melatonin sản xuất bởi cơ thể giảm đáng kể. Đây là lý do giải thích nguyên nhân rất nhiều người cao tuổi mắc chứng mất ngủ và thường chỉ ngủ khoảng 4-5 tiếng một đêm. Quả óc chó là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên và cung cấp phong phú chất melatonin. Vì vậy nhấm nháp vài quả óc chó trước khi đi ngủ là cách hữu hiệu để bạn tránh hiện tượng mất ngủ.

Nguyên nhân mất ngủ dưới góc nhìn Đông y

Theo Đông y, mất ngủ có thể do tâm tỳ yếu gây thiếu huyết, do lao động, suy nghĩ quá sức. Ngoài mất ngủ, còn có các biểu hiện là hoảng hốt, tim hồi hộp, hay quên, tay mỏi rũ, ăn uống kém Mất ngủ cũng có thể do thận âm hư (thận âm có chức năng tư dưỡng tâm). Biểu hiện là tâm phiền, ngủ kém, khi ngủ hay mê, mộng tinh, di tinh, hồi hộp, hay quên, chóng mặt, ù tai, lưng đau gối mỏi, nóng từng cơn. Mất ngủ cũng có thể do can huyết hư với biểu hiện mất ngủ, hay mê, dễ sợ hãi, hoa mắt, chóng mặt. Mất ngủ do vị khí không điều hoà sẽ kèm đầy tức vùng vị, đầy bụng, ợ hơi. Với phụ nữ, mất ngủ có thể do khí huyết không lưu thông, can thận không điều hòa, hành khí bế tắc khiến cho cơ thể suy nhược, bạc sắc.

Những dược liệu tốt cho chứng mất ngủ của chị em

Chuyên gia Đông y khuyến cáo, triệu chứng mất ngủ ở phụ nữ là do khí huyết không lưu thông, can thận không điều hòa, hành khí bế tắc khiến cho cơ thể suy nhược, bạc sắc. Do vậy, việc giải quyết nguyên nhân sâu xa của tâm bệnh, để các hệ thống lưu thông trong cơ thể hoạt động trở lại bình thường, giúp ngăn chặn tâm trạng “cô đơn” ngay từ khi nó chưa hình thành là điều cần thiết. Và những dược thảo sau được xem là hiệu quả hơn cả bởi giúp giải quyết căn nguyên của chứng mất ngủ do tỳ yếu, thận âm hư, can huyết hư…: Hương Phụ: Theo đông y, hương phụ vị cay, hơi đắng, ngọt có tác dụng giải uất, điều kinh, chữa khí uất. Để trị nhiệt khí bốc lên đầu mắt làm xây xẩm, các chứng đau ở giữa đầu hoặc một bên đầu: hương phụ cạo sạch vỏ, cho nước vào nấu qua một lát, giã dập, phơi khô rồi sao vàng tán bột, hoàn với mật, to bằng viên đạn. Mỗi lần uống 1 viên với nước nóng, đàn bà thì uống với giấm. Để trị đầu đau do khí uất: hương phụ (sao) 160g, xuyên khung 80g, cam thảo 40g, thạch cao 10g. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước chè (trà). Ích Mẫu: có vị hơi đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng hoạt huyết điều kinh, khử ứ chỉ chống. Các hoạt chất của ích mẫu cũng có tác dụng lên hệ thần kinh, giúp giảm đau, chữa suy nhược toàn thân ở phụ nữ. Để chữa suy nhược, có thể nấu ích mẫu với trứng gà hay thịt gà để ăn hằng ngày. Đinh Lăng: Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể sử dụng làm thuốc trong đó rễ và lá đinh lăng là có tác dụng làm thuốc bổ cho cơ thể suy nhược, gầy yếu. Do đó, khi mệt mỏi, có thể sắc rễ cây đinh lăng để uống. Phụ nữ sau sinh, ốm dậy có thể dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ. Đinh lăng sẽ có tác dụng gần như nhân sâm. Khi sức khoẻ được hồi phục, khí huyết lưu thông, giải khí uất… thì mất ngủ sẽ bị “đầy lùi”.