Mẹ nên cho trẻ bắt đầu ăn hạt từ khi nào?

29/08/2020 275 Lượt xem
Với trẻ nhỏ, giai đoạn đầu đời là khoảng thời gian hoàn thiện trí não và sức khỏe thể chất quan trọng nhất nên bổ sung các loại hạt vào khẩu phần được xem là việc làm cần thiết

Mẹ nên cho trẻ bắt đầu ăn hạt từ khi nào?

Với trẻ nhỏ, giai đoạn đầu đời là khoảng thời gian hoàn thiện trí não và sức khỏe thể chất quan trọng nhất nên bổ sung các loại hạt vào khẩu phần được xem là việc làm cần thiết, đáng được các mẹ bỉm bỏ nhiều tâm tư. Tuy nhiên, nên cho trẻ bắt đầu ăn hạt từ khi nào hay xây dựng khẩu phần sao cho hợp lý lại là những thắc mắc không phải mẹ bỉm nào cũng dễ dàng tìm thấy câu trả lời.

Mẹ nên cho trẻ tập làm quen với các loại hạt từ khi nào và chế biến ra sao cho hợp lý?

Độ tuổi thích hợp để các bé bắt đầu làm quen với những loại hạt

Nhiều nghiên cứu cho rằng, trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi đã có thể tập làm quen với việc hấp thu các loại hạt. Trong hạt chứa một lượng lớn chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá, có chứa axit béo tốt Omega-3 - dưỡng chất hàng đầu tốt cho việc phát triển trí thông minh, nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu khác cho cơ thể. Để các loại hạt phát huy tối đa công dụng đối với sức khỏe, mẹ bỉm sữa buộc phải biết ở độ tuổi nào thì con thích hợp hấp các loại hạt dưới dạng gì. Cụ thể:

Từ 6-7 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bé của bạn đã có thể hấp thu các loại hạt dưới dạng bột xay nhuyễn, hoặc trộn chung với gạo đã được xay mịn để chế biến thành món bột ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng. Bên cạnh việc ăn cháo, mẹ nên thay đổi khẩu phần thành hạt sen, đậu xanh, đậu tương xay nhuyễn sau đó ninh nhừ để đa dạng các bữa ăn cho bé, kích thích các bạn nhỏ ăn ngon hơn, đồng thời bổ sung những dưỡng chất có trong các loại hạt đó cho trẻ.

Khi nấu ăn cho các bé ở giai đoạn này, mẹ không nên sử dụng gia vị vì hệ tiêu hóa bé còn kém, và nhiều nghiên cứu cũng cho rằng các loại gia vị không tốt cho sự phát triển của bé ở những tháng đầu đời.

Từ 8-12 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, hệ tiêu hoá của trẻ bắt đầu có sự “cứng cáp” hơn, đã có thể hấp thu những chất béo từ các hạt có hàm lượng dinh dưỡng cao như hạnh nhân, mắc ca hay óc chó. Khi chế biến cho trẻ, mẹ cần nghiền nhỏ ra và kết hợp ninh cùng gạo hay yến mạch.

Độ mịn khi xay hạt tuỳ thuộc vào khả năng ăn thô của bé. Khi bổ sung các loại hạt này vào khẩu phần, bé nhà bạn sẽ cảm giác ngon miệng hơn, kích thích bé ăn nhiều hơn và mẹ bỉm cũng không phải lo về vấn đề dinh dưỡng bởi bé cũng đã được hấp thu vào một lượng dưỡng chất đủ cần.

Trên 20 tháng tuổi

Với các bé trên 20 tháng, hạt diêm mạch (còn gọi là hạt quinoa) chính là lựa chọn không thể phù hợp hơn nếu các mẹ bỉm có ý định thêm các loại hạt vào khẩu phần của trẻ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, diêm mạch là loại hạt giàu đạm, chứa nhiều kali, kẽm, sắt, canxi và đặc biệt là chất xơ. Thường xuyên hấp thu hạt diêm mạch không chỉ giúp tăng cường trí não, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu mà còn giúp tăng sức đề kháng, cho trẻ một thể chất toàn diện hơn.

Độ mềm của hạt diêm mạch không được như gạo hay yến mạch nên trẻ chỉ được ăn khi đã trên 20 tháng tuổi, đã biết nhai và có thể ăn được cháo nguyên hạt. Ngoài ra, khi đã cho trẻ ăn hạt diêm mạch, mẹ nên giảm lượng đạm từ thịt, cá, trứng trong khẩu phần vì loại hạt này đã cung cấp một lượng đạm đủ cần cho bé.

Từ 3 tuổi trở lên

Ở độ tuổi này, hệ tiêu hoá của trẻ đã phát triển một cách toàn diện. Ngoài việc cho bé hấp thu trực tiếp các loại hạt hay qua các sản phẩm được chế sẵn như sữa hạt, bánh làm từ hạt,... mẹ bỉm cũng nên bổ sung các sản phẩm từ lúa mạch, lúa mì, kê, ngô để đa dạng hóa khẩu phần của các bé. Theo các nghiên cứu, lượng đường tự nhiên có trong các sản phẩm từ lúa mạch, lúa mì, kê, ngô còn giúp các bé có một tinh thần tốt, một sức khỏe dẻo dai nếu được hấp thu một lượng đủ mỗi ngày.

Với hệ tiêu hóa đã phát triển toàn diện, trẻ trên 3 tuổi đã có thể hấp thu trực tiếp các loại hạt, việc mẹ cần làm là chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, khơi gợi hứng thú để con có thể ăn nhiều hơn

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm bằng các loại hạt 

- Chọn hạt có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo còn nguyên vẹn, không bị mối, mọt, sâu bọ tấn công.

Để đảm bảo sức khỏe cho con, các mẹ bỉm nên thật kỹ càng trong việc lựa chọn các loại hạt

- Khi cho trẻ ăn các loại hạt, cần theo dõi phản ứng và các biểu hiện của trẻ để kịp thời xử lý các tình trạng như hóc, dị ứng với thành phần,... 

- Cần tìm hiểu kỹ về các thông tin như ở tuổi nào thì nên ăn những loại hạt gì, chế biến sao cho tương ứng,... để có sự chuẩn bị tốt nhất về khẩu phần cho trẻ. 

- Thường xuyên biến tấu các loại hạt thành sữa, các món bánh hay kết hợp với sữa chua, socola để kích thích vị giác, tránh cảm giác đơn điệu, nhàm chán với trẻ khi ăn.

Ba năm đầu đời được xem là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển toàn diện của bất kỳ đứa trẻ nào. Do đó, thực đơn trong giai đoạn này của bé buộc phải cực kỳ kỹ càng, linh động và tuyệt đối không thể thiếu sự góp mặt của các loại hạt dinh dưỡng. Thường xuyên hấp thu hạt dinh dưỡng, bé không chỉ cao hơn, khỏe hơn, tiêu hoá tốt hơn mà còn thông minh, chóng lớn, phát triển ổn định, đạt theo chuẩn yêu cầu mà các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu đưa ra.