Dinh dưỡng và chế độ ăn hàng ngày cho bé 1 đến 2 tuổi

13/06/2014 113 Lượt xem
Dinh dưỡng chế độ ăn hàng ngày cho 1 đến 2 tuổi.Từ 1 đến 2 tuổi, đi được thì bé bắt đầu thích thú muốn tự tìm hiểu thế giới xung quanh và phụ huynh phải đối mặt với vấn đề đau đầu là cơ thể bé chưa đủ khỏe song đã muốn đi ra ngoài nhiều, nên trẻ dễ mắc bệnh hơn.

Từ 1 đến 2 tuổi, đi được thì bé bắt đầu thích thú muốn tự tìm hiểu thế giới xung quanh và phụ huynh phải đối mặt với vấn đề đau đầu là cơ thể bé chưa đủ khỏe song đã muốn đi ra ngoài nhiều, nên trẻ dễ mắc bệnh hơn.

Tròn tuổi, trẻ có thể bắt đầu chạy, lên xuống cầu thang nhờ tay vịn, nhảy bằng 2 chân. Biết tìm đồ vật bị giấu, chồng đồ vật lên cao, xếp 3 khối lại với nhau thành xe lửa, nghệch ngoạc vẽ hình tròn. Về ngôn ngữ, bé biết nói vài từ cho đến kết hợp từ thành câu ngắn, gọi tên đồ vật, thích được kể chuyện. Lúc này bạn đã có thể tương tác cao với trẻ vì trẻ thích bắt chước cha mẹ, có thể giúp việc nhà, biết dùng muỗng, nhận biết tên người, đồ vật, bộ phận cơ thể. [caption id="attachment_1319" align="aligncenter" width="490"]Dinh dưỡng và chế độ ăn hàng ngày cho bé 1 đến 2 tuổi Dinh dưỡng và chế độ ăn hàng ngày cho bé 1 đến 2 tuổi[/caption]

Dinh dưỡng và chế độ ăn hàng ngày cho bé 1 đến 2 tuổi

Ở tuổi này trẻ cần 110 calo/kg cân nặng. Vì vậy, trẻ nặng khoảng 9 – 13 kg cần 900 – 1.300 kcal. Trong đó, tỷ lệ giữa các thành phần sinh nǎng lượng là: Đạm: béo: đường bột = 15: 20: 65. Bạn có thể ước tính năng lượng của các thức ăn như sau: 1 gam đường (Glucid), hay 1 gam chất đạm (Protein) cho 4 kcal/gam, chất béo (Lipid) cho 9 kcal/gam. Lượng chất đường, đạm, béo thường được ghi trên nhãn mác sản phẩm, bạn nên lưu ý tới chúng khi mua đồ ăn cho trẻ. Việc cho trẻ ăn thừa hoặc thiếu so với nhu cầu này đều không tốt bởi trẻ có thể thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng. Bạn có thể cho bé ăn 3-4 bữa chính có thể là cháo hoặc súp nhưng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ…), chất đạm ăn cả cái (thịt, cá, trứng, tôm, cua…), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và chất khoáng (các loại rau xanh, hoa quả). Bạn nhớ lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu. Lứa tuổi này nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng, mỗi ngày bạn nên cho bé bú khoảng 600-800ml sữa. Nếu trẻ không bú mẹ, bạn nên cho trẻ ăn thêm 200 – 250ml sữa vào mỗi đêm. Nếu không muốn bé ăn đêm, bạn nên lui thời gian cho bé ăn bữa cuối lại hoặc bắt đầu bữa đầu tiên sớm hơn. Hoa quả chín hoặc nước hoa quả sau mỗi bữa ăn theo nhu cầu của bé.

Cách chế biến thức ăn cho trẻ

Nấu cháo cho trẻ 13 – 24 tháng: Bạn có thể nấu một nồi cháo trắng nhừ, mỗi bữa múc một bát vào xoong con rồi cho thêm thịt, cá, trứng, tôm, gan, đậu phụ… tùy ý. Bạn nên thêm rau xanh và dầu mỡ như nấu bột nhưng với số lượng nhiều hơn. Nấu các món súp cho trẻ: Bạn có thể nấu các món súp bổ dưỡng như súp trứng – thịt – tôm, súp đậu xanh – bí đỏ – thịt, súp trứng chim cút – nấm hương, súp cà rốt – mật ong, súp củ cải – nấm hương – đậu Hà Lan, súp bột mì – trứng gà, súp thịt bò – cà chua, súp khoai tây… Với cách chế biến này, bạn có thể dễ dàng kết hợp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng trong một tô súp. Hơn nữa, màu sắc tươi sáng của món ăn sẽ rất dễ hấp dẫn bé.