Dinh dưỡng cho bé 3-5 tuổi

24/01/2014 460 Lượt xem
Dinh dưỡng cho bé 3-5 tuổi.Giai đoạn từ 3-5 tuổi, bé đã phát triển hoàn thiện các chức năng vận động và đang trong quá trình phát triển trí tuệ nhanh nhất.

1. Chất và lượng trong bữa ăn

Khi cho trẻ 3 tuổi đến 5 tuổi ăn, phụ huynh cần chú ý xác định nhu cầu thức ăn và dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Có hơn 60 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí thông minh của trẻ ở lứa tuổi này, chia làm 5 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. [caption id="attachment_822" align="aligncenter" width="500"]dinh dưỡng cho bé 3 - 5 tuổi dinh dưỡng cho bé 3 - 5 tuổi[/caption] Bố mẹ nhất thiết phải lựa chọn thực phẩm đa dạng cho bữa ăn của trẻ để trẻ được cung cấp đầy đủ các nhóm chất này. Ngoài ra, món ăn cũng nên được thay đổi cách chế biến hàng ngày để kích thích trẻ ăn ngon miệng và bữa ăn đỡ bị nhàm chán. Về chất, bữa ăn của trẻ từ 3 đến 5 tuổi cũng tương tự như của người lớn, gồm ba bữa chính và một bữa phụ/ngày. Trong đó, năng lượng bữa sáng chiếm khoảng 25%, bữa trưa chiếm 40%, bữa chiều 10% và bữa tối khoảng 25%. Về lượng, nên giảm bớt lượng dầu mỡ cho vào các bữa ăn, chỉ ăn thịt nạc, cá, tôm… không nên cho trẻ ăn quá nhiều ăn thịt mỡ và các món xào, rán. Lượng sữa bé vẫn cần ít nhất 3 cữ mỗi ngày với khoảng 200 ml mỗi cữ để đạt chiều cao tốt nhất cũng như bổ sung thêm chất đạm, vitamin và khoáng chất cho nhu cầu hoạt động ngày càng cao của bé. Bố mẹ nên chọn sữa tươi không đường, sữa đậu nành không đường hoặc sữa bột tách béo, tránh dùng các loại sữa bột nguyên kem và sữa đặc có đường.

2. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

Chất xơ (Rau xanh và trái cây):

Đây là thực phẩm rất quan trọng trong việc cân đối nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, nên cho trẻ ăn khoảng 200g rau/ngày. Trẻ thường rất lười ăn rau. Bố mẹ đừng cho trẻ ăn với thái độ ăn cũng được mà không ăn cũng chẳng sao. Hãy tập cho trẻ phải xem đó như một khẩu phần bắt buộc. Ngoài ra bữa ăn nên trình bày sao cho các thứ rau quả, trái cây trông thật hấp dẫn, ngon lành và đúng với lúc trẻ đang đói, trẻ sẽ ăn một cách ngon miệng và trẻ sẽ thích các món rau hơn.

Chất đạm:

Chọn thịt nạc như thịt gà, thịt bò, thịt heo, cá ngừ, cá thu, trứng luộc, sữa hoặc những miếng pho-mát nhỏ,… Chúng chứa nhiều đạm và đảm bảo nhu cầu đạm cho mỗi bữa ăn của trẻ.

Carbohydrate (Tinh bột):

Chọn những nguyên liệu cung cấp carbohydrate phức hợp như bánh mì toàn phần, khoai tây, mì sợi…Những món ăn này phóng xuất năng lượng chậm, lâu bền nên duy trì được năng lượng, giúp trẻ hoạt động và tập trung trong thời gian dài.

Can-xi:

Lượng sữa trẻ uống hàng ngày sẽ cung cấp một lượng canxi dồi dào cho nhu cầu phát triển hệ xương, răng đang ngày càng cao của cơ thể. Một hũ sữa chua và 30g pho-mát cứng cung cấp một lượng canxi tương đương với 200ml sữa. Ngoài ra, canxi còn có nhiều trong các loại thủy hải sản như tôm, cua, cá…

Vitamin C:

Giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và ngăn cản các bệnh khi thời tiết lạnh, giúp hấp thu sắt tối đa. Các loại nước cam vắt, chanh, trái kiwi, quýt, bông cải xanh, cà chua… có nhiều vitamin C. Không nên cho trẻ uống những loại nước ép trái cây tăng cường vitamin C nhân tạo, bởi vì nó cũng chứa nhiều đường không tốt cho sức khoẻ của trẻ.

Một số bài liên quan:

-          Quả óc chó -          Tác dụng quả óc chó -          Hạt hạnh nhân -          Dinh dưỡng dành cho bà bầu -          Táo đỏ -          Quả hồ đào -          Hạt thông -          Hạt bí trà xanh -        Tác dụng của quả óc chó với bênh tiểu đường -       Tác dụng của quả óc chó đối với bệnh tim mạch -          Quả óc chó mua ở đâu tại hà nội -          Làm thế nào để bảo quản quả óc chó