Dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai

15/01/2014 387 Lượt xem
Có thể nói, dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai là một yếu tố quan trọng mà không một phụ nữ nào không băn khoăn, trăn trở khi mang thai “mình phải ăn gì để con mình sau này được khoẻ mạnh, thông minh”.

Có thể nói, Dinh dưỡng dành cho bà bầu là một yếu tố quan trọng mà không một phụ nữ nào không băn khoăn, trăn trở khi mang thai “mình phải ăn gì để con mình sau này được khoẻ mạnh, thông minh”.

Trong khi đó họ lại luôn gặp phải những chuyện rắc rối mà ta thường gọi là “ốm nghén” như: chán ăn, sợ thức ăn, thậm chí ói (nôn) hết những gì mà cố ăn, hoặc lại chỉ thích ăn một loại thức ăn đặc biệt nào đấy (May ra là những thức ăn thông thường vẫn ăn nhưng nay thích ăn nhiều hơn như bánh, phở, thịt, cá… và thật không may nếu lại “thèm” những thứ mà không dược coi là “thức ăn” như vôi tường, phấn viết bảng…). Như thế, ta thấy làm mẹ thật vất vả. [caption id="attachment_236" align="aligncenter" width="450"]Dinh dưỡng dành cho bà bầu Dinh dưỡng dành cho bà bầu[/caption]

Để phần nào giảm bớt sự lo âu hôm nay mình sẻ cung cấp cho bạn biết một số nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai.

Người ta thường chia sự phát triển của thai kỳ theo quý (tức 3 tháng một), như 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, vì nó có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của cả mẹ và con đồng thời đặc biệt có liên quan tới sự ăn uống của mẹ. Trong 3 tháng đầu là phôi thai được hình thành, chủ yếu là sự phân chia các tế bào, để hình thành cơ quan, và ít phát triển về cân nặng. Lúc này người mẹ bị nghén nhiều nhất vì có sự thay đổi về nội tiết cơ thể nên ăn ít và tăng cân rất ít (khoảng1kg), thậm chí không tăng hay sụt cân. Ba tháng giữa là lúc thai bắt đầu phát triển và ổn định, mẹ hết “nghén”, ăn được nhiều hơn và bắt đầu tăng cân (khoản 4 – 5 kg). Ba tháng cuối là lúc thai tăng trọng rất nhanh và mẹ chuẩn bị cho sự sanh nở và nuôi con bằng sữa mẹ nên tăng cân nhiều (khoảng 5 – 6 kg). Cân nặng của mẹ tăng trọng cả thai kỳ là khoảng 10 - 12 kg gồm thai (2,5 - 3 kg), rau thai (0,4 kg), dạ con (1,1 kg), tuyến vú (1,2 kg), nước ối (0,8 kg) và cả phần mỡ dự trữ (2 - 4 kg) của mẹ để chuẩn bị nuôi con bằng sữa của mình. Nếu tăng < 10 kg thì con có nguy cơ suy dinh dưỡng và khó có sữa nuôi con.