Cúm có thể bị lây dễ dàng khi mang bầu với các triệu chứng: Sốt; sổ (nghẹt) mũi; ho; đau đầu; ớn lạnh; đau nhức cơ bắp; mệt mỏi; mất cảm giác ngon miệng…
Tác hại
Tác hại của cúm: Theo các nghiên cứu khoa học gần đây, khi người mẹ bị nhiễm bệnh nặng do các virus cúm nói chung gây ra, dẫn đến mẹ bị sốt cao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc và có thể làm cho thai bị hỏng, sảy thai.bé bị tâm thần phân liệt ảnh hưởng từ việc mẹ bị cúm trong thời kỳ mang thai. gây dị tật cho thai nhi nhưng nếu thai nhi bị dị tật thì nguyên nhân gây bệnh chưa chắc đã là do virus gây ra.
[caption id="attachment_940" align="aligncenter" width="500"]
cách phòng cúm khi mang thai[/caption]
11 cách phòng cúm khi mang thai
1. Tránh sờ tay lên mặt: Virus gây cúm có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường mắt, mũi và miệng. Bàn tay là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cúm.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng: Các loại virus gây cúm có khả năng lây lan và phát tán mạnh mẽ. Nếu mẹ chạm tay vào điện thoại, bàn phím máy tính, nắm cửa… chứa virus thì nguy cơ mắc bệnh khá cao. Bởi vì các loại virus này có thể sống hàng giờ, thậm chí, cả ngày trên bàn tay con người.
3. Không dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho: Bởi vì thời điểm mẹ hắt hơi hoặc ho, miệng và mũi mẹ ở cơ chế mở nên dễ bị lây nhiễm virus từ bàn tay nếu mẹ lấy tay che miệng.
4. Uống nhiều nước: Mẹ nên uống tối thiểu 6-8 cốc nước mỗi ngày khi mang thai. Dấu hiệu đơn giản để nhận biết cơ thể thiếu nước hay không được phân biệt qua màu sắc của nước tiểu: Nếu nước tiểu có màu vàng trong, chứng tỏ mẹ đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu sẫm màu, mẹ cần bổ sung thêm nước uống. Nước có tác dụng “súc rửa” và thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp mẹ phòng chống bệnh.
5. Bổ sung rau quả: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống cúm.
6. Ăn sữa chua: Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nhóm thai phụ mỗi ngày ăn một hộp sữa chứa ít chất béo sẽ giảm 25% nguy cơ mắc cúm. Những loại vi khuẩn có lợi tự nhiên trong sữa chua giúp tăng cường chức năng miễn dịch và phòng bệnh cho cơ thể.
7. Tránh xa khói thuốc: Các thống kê về sức khỏe kết luận, khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm và các chứng bệnh về hô hấp khác cho thai phụ. Hơn nữa, khói thuốc lá còn là môi trường độc hại cho sự phát triển của thai nhi. Những chất hóa học được tìm thấy trong khói thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch, làm khô đường hô hấp… và khiến virus cảm dễ xâm nhập vào cơ thể.
8. Nói không với đồ uống chứa cồn: Các loại đồ uống có cồn “tiêu diệt” sức khỏe thai phụ và thai nhi một cách từ từ. Nó khiến cơ thể luôn trong tình trạng bị mất nước và gây suy giảm hệ miễn dịch.
9. Hít thở không khí trong lành: Thời tiết nóng hay lạnh quá khiến mẹ ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cúm ở thai phụ do virus gây cúm và các loại vi khuẩn độc hại khác có khả năng sống sót trong những căn phòng khô hoặc những nơi ẩm thấp trong nhà. Trừ những ngày thời tiết xấu, nếu không, mẹ cũng nên duy trì hoạt động đi bộ ngoài trời để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cúm.
10. Nghỉ ngơi nhiều hơn: Nghỉ ngơi là cách để cơ thể phục hồi năng lượng và sức khỏe. Mỗi ngày, mẹ dành 30 phút thư giãn, không làm gì cả, cũng không suy nghĩ tới bất kỳ điều gì, khẽ nhắm mắt lại và trò chuyện yêu thương với em bé trong bụng.
11. Tiêm phòng: Trước khi có ý định mang thai khoảng 3 tháng, mẹ nên đi tiêm phòng cúm để bảo vệ bản thân và thai nhi.
Một số bài viết liên quan:
-
Dinh dưỡng cho bé 3 – 5 tuổi.
-
Cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu.
-
Chăm sóc dinh dưỡng cho bé
-
Dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai.
- Quả óc chó
-
Tác dụng quả óc chó
-
Hạt hạnh nhân
-
Dinh dưỡng dành cho bà bầu
-
Táo đỏ
-
Quả hồ đào
-
Hạt thông
-
Hạt bí trà xanh
- Tác dụng của quả óc chó với bênh tiểu đường
- Tác dụng của quả óc chó đối với bệnh tim mạch
-
Quả óc chó mua ở đâu tại hà nội
-
Làm thế nào để bảo quản quả óc chó