Ăn cơm gạo càng trắng càng mau chết
18/12/2015
25 Lượt xem
Cơm nấu từ gạo trắng tinh có rất ít xenlulo, khó tạo ra cảm giác no bụng khiến bạn ăn rất nhiều dễ dẫn đến béo phì và bệnh tim mạch.
Theo Fashion IFeng, sức khỏe là vốn qúy nhất của con người, nhưng không phải ai cũng trang bị vốn kiến thức đầy đủ để có sức khỏe tốt. Năm thói quen xấu dưới đây vô tình lấy đi một nửa tuổi thọ của bạn:
Thích ăn cơm từ gạo trắng
Lớp vỏ cám ở quanh hạt gạo chứa rất nhiều xenlulo. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất xenlulo thực vật có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol, làm giảm hàm lượng cholesterol có hại trong máu. Hiện nay nhiều người thích ăn cơm nấu từ gạo trắng đẹp mắt mà không biết rằng gạo chế biến càng tinh thì lượng xenlulo càng giảm, khó tạo ra cảm giác no bụng khiến lượng thức ăn đưa vào cơ thể tăng cao, dễ mắc bệnh béo phì. Người thường xuyên ăn các loại thực phẩm ít xenlulo có tỷ lệ mắc bệnh xơ cứng mạch máu và cao huyết áp gấp đôi bình thường.
Quả óc chó có rất nhiều lợi ích đối với trái tim và hiệu quả hơn bất kỳ loại quả nào khác trên trái đất. Trong quả óc chó có chứa chất chống Oxy hóa Polyphenol giúp ngăn ngừa các cục máu đông. Khi Polyphenol kết hợp với Omega-3, chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất sẽ giúp cơ thể loại trừ Cholesterol, một trong những tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tim mạch.
Các nhà nghiên cứu khuyên mọi người nên thay cơm từ gạo trắng bằng gạo lức, bởi trong lớp vỏ cám của gạo lức còn rất nhiều nguyên tố vi lượng và xenlulo thực vật cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, hạt kê vàng, hạt cao lương rất giàu khoáng chất như crôm, magiê tốt cho sức khỏe. Khi thực phẩm đã qua quá trình tinh chế, 2 hàm lượng đáng quý ấy sẽ giảm đi đáng kể.
Ăn bữa tối quá muộn với các loại thực phẩm khó tiêu làm tăng sự tích tụ cholesterol trên thành động mạch dẫn đến nguy cơ mắc bệnh xơ cứng động mạch. Nhóm nhà khoa học tiến hành thí nghiệm trên chuột bằng cách cho chúng ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo vào buổi tối và đi ngủ liền ngay sau đó. Quá trình kiểm tra cho thấy, hàm lượng chất béo trong máu của những chú chuột không ngừng tăng cao. Nếu ăn thực phẩm chứa chất béo tương tự vào bữa sáng hoặc trưa thì lượng chất béo trong máu thấp hơn.
Ăn nhiều chất béo
Thường xuyên nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm có mỡ động vật, giàu cholesterol như thịt heo, gan heo, trứng muối, gạch cua, bơ sẽ khiến mỡ máu tăng cao. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn kiêng kỵ hoàn toàn các loại thực phẩm này. Các nhà khoa học chứng minh rằng, cholesterol thông thường không khiến động mạch máu xơ cứng mà các cholesterol có hại mới là tác nhân gây bệnh. Tốt nhất không nên tiêu thụ các loại thực phẩm chứa mỡ động vật để quá lâu, màu sắc thay đổi, nếu ngửi thấy mùi hôi thì không nên ăn.
Ăn ngọt
Lượng đường nạp vào quá mức sẽ dẫn đến dư thừa và chuyển hóa thành mỡ, từ đó làm cho mỡ máu tăng cao, có nguy cơ gây nên bệnh tắc động mạch vành. Nghiên cứu cho thấy, đường làm tăng lượng mỡ tích tụ trong gan. Người bình thường nếu ăn thực phẩm chứa nhiều đường trong 3 tuần liên tục, lượng đường triglyceride trong máu tăng cao gấp đôi. Nếu bệnh nhân bị mỡ máu cao mà ăn thực phẩm chứa nhiều đường thì triglyceride có thể tăng gấp 4-5 lần.
Kén chọn thức ăn
Kén chọn thức ăn dẫn đến nguy cơ không cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu tiêu thục không đủ lượng rau xanh cần thiết, bạn sẽ bị thiếu vitaminn C. Chất này vốn có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, giúp giảm hoặc phòng tránh bệnh xơ cứng động mạch. Ăn ít thực phẩm chế biến từ đậu sẽ không tốt cho sự bài tiết cholesterol. Một số người không ăn tỏi, hành vì mùi vị khó chịu của nó mà không biết rằng các loại gia vị này có tác dụng giảm mỡ máu rất tốt.
Nghiện rượu và thuốc lá
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh thói quen hút thuốc lá gây ra hầu hết bệnh về mạch máu và tim. Bên cạnh đó, uống nhiều rượu trong thời gian dài làm tăng mỡ máu trong cơ tim, giảm chức năng tim, tim giãn ra to hơn, dẫn đến dễ mắc các bệnh về tim. Chất cồn trong rượu ảnh hưởng xấu đến chức năng bài tiết mỡ trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở động mạch vành và xơ cứng động mạch.