Những thực phẩm dễ gây sảy thai cho mẹ bầu
Ít nhất trong ba tháng đầu thai kỳ, các bà bầu nên tránh ăn đu đủ xanh, rau răm hay ngải cứu để giữ an toàn cho thai nhi.
Đu đủ xanh
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong một trái đu đủ xanh có chứa rất nhiều chất gây nguy hiểm cho thai nhi như papain, prostaglandin và oxytocin. Trong đó chất papain có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy, còn prostaglandin và oxytocin có tác dụng kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ gây sảy thai nếu như thai nhi chưa đủ tháng.
Mặc dù đu đủ xanh không tốt cho các mẹ bầu nhưng đu đủ thật chín lại được cho là rất tốt cho thai phụ. Khi đu đủ chín, các chất papain, prostaglandin và oxytocin sẽ bị mất đi mà thay vào đó là các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, C, B1, B2… giúp cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi phát triển, giúp thai phụ thoát khỏi chứng táo bón và ợ nóng, tăng sức đề kháng cho cả mẹ và con.
Nhãn
Theo Đông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, chứa nhiều khoáng chất, vitamin A, C, kali, photpho, magie và sắt nên rất tốt cho cơ thể nhưng đối với phụ nữ mang thai lại không nên ăn nhãn.
Nguyên do là khi phụ nữ mang thai, thân nhiệt tăng lên nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mà quả nhãn lại có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, đầy hơi, nôn mửa, nếu ăn nhiều nhãn sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết gây ra tình trạng dọa sảy, sảy thai, đẻ non.
1. Quả óc chó rất tốt với phụ nữ có thai và em bé Quả óc chó giúp phụ nữ có thai bổ sung Omega-3, Vitamin E, phốt pho và Axit Amin L-Arginne. Đặc biệt hàm lượng Omega-3 trong quả óc chó lớn hơn 3 lần trong cá hồi, giúp thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi và trẻ nhỏ. Nếu các mẹ kiên trì ăn quả óc chó trong suốt thời gian thai kỳ, em bé sinh ra sẽ rất thông minh khỏe mạnh.
Táo mèo
Táo mèo là loại trái cây tốt cho sức khỏe, được dùng trong Đông y làm thuốc chữa bệnh trị tăng huyết áp, kích thích tiêu hóa… tuy nhiên nó lại là thứ nguy hiểm cho các mẹ bầu khi mang thai, nhất là những tháng đầu của thời kỳ thai nghén.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy táo mèo có tác dụng kích thích tử cung khiến tử cung co bóp và thu nhỏ lại, điều này dễ khiến cho các mẹ bầu bị sảy thai và sinh non.
Dứa
Dứa (còn gọi là quả thơm) có tính vừa chua vừa ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng được sử dụng rất nhiều trong bữa ăn hàng ngày như làm hoa quả ăn tráng miệng, dứa xào, nước ép dứa… nhưng đối với các bà bầu, nhất là các bà bầu mới mang thai 3 tháng đầu thì càng cần cẩn thận không nên ăn những quả dứa này.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Tuy nhiên khi các bạn đun nấu dứa lên thì chất bromelain sẽ bị mất đi nên bạn có thể ăn dứa này. Tốt nhất mẹ bầu nên kiêng loại quả này trong thai kì đầu, và ăn một lượng vừa phải ở thai kỳ tiếp theo.
Đậu phộng
Theo thống kê của các nhà khoa học Anh, cứ 100 người thì lại có 2 người dân bị dị ứng với đậu phộng (lạc), vì thế các bà mẹ đang mang thai dễ có nguy cơ bị dị ứng với đậu phộng, nhất là những gia đình có người thân có tiền sử bị dị ứng đậu phộng thì càng cần phải cẩn thận.
Nguyên nhân là vì trong đậu phộng có chứa chất đạm dị ứng có thể đi vào bào thai và gây ra việc dị ứng khiến khi sinh con ra con bạn sẽ bị dị ứng với loại này. Vì vậy, trong thời gian mang thai, phụ nữ nên căn nhắc với thực phẩm này.
Ngải cứu
Ngải cứu được dùng trong một số bài thuốc nam nhằm an thai dành cho người bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, việc sử dụng hợp lý ngải cứu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người mang thai nhưng nếu lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.
Rau ngót
Trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30 mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai. Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”.
Rau chùm ngây
Rau chùm ngây là một loại thực phẩm dinh dưỡng nhưng nó chắc chắn không dành cho người đang mang thai. Do trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”.
Rau sam
Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Tuy nhiên, phụ nữ có thai cần hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
Rau răm
Là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam, rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.