Chế độ ăn cho trẻ sau cai sữa mẹ
Ở giai đoạn này trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa nên cần khẩu phần ăn cân đối, thực phẩm đa dạng, dễ tiêu hóa, giàu chất xơ như thịt, cá, trứng, rau, trái cây, sữa, sữa chua.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt; trẻ bú mẹ rất ít bị rối loạn tiêu hóa bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất. Thành phần chính của sữa mẹ là protein với tỷ lệ casein và whey hợp lý nên rất dễ hấp thu mà các loại sữa khác không thể so sánh được. Bên cạnh đó còn có nhiều alpha- lactalbumin là loại đạm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, cung cấp các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Sữa mẹ cũng giàu lactoferin, đặc biệt có nhiều trong sữa non; giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, thúc đẩy quá trình hấp thu dưỡng chất.
[caption id="attachment_1678" align="aligncenter" width="226"] Chế độ ăn cho trẻ sau cai sữa mẹ[/caption]Đa phần cha mẹ rất lo lắng khi con bắt đầu đến tuổi cai sữa mẹ chuyển sang uống sữa công thức. Lúc này bé thường có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu lỏng, phân sống, táo bón. Trong khi đó, sức khỏe hệ tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh, trẻ mới hấp thu hiệu quả các dưỡng chất; giúp tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và phát triển toàn diện.
Bác sĩ Nguyệt giải thích: Trẻ đến giai đoạn chuyển tiếp sau cai sữa mẹ rất dễ rối loạn tiêu hóa bởi nhiều nguyên nhân, đặc biệt là suy giảm các yếu tố bảo vệ có trong sữa mẹ. Vì vậy phụ huynh cần chú ý trong chế độ dinh dưỡng giúp bé thích nghi và hạn chế rối loạn tiêu hóa:
- Đảm bảo vệ sinh, cho trẻ ăn chín, uống sôi.
Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho bé và người chăm sóc; nhất là rửa tay trước khi ăn hay cho trẻ ăn, khi chế biến đồ ăn; sau khi đi vệ sinh, sau khi dọn phân cho bé.
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
Kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa; làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột; dễ gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, phân sống.
- Chú ý khẩu phần ăn hàng ngày của bé phải cân đối, đa dạng thực phẩm; sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu chất xơ; giúp tăng cường miễn dịch như sữa, sữa chua, thịt, cá, trứng, rau, trái cây...
- Sử dụng sữa công thức có bổ sung các yếu tố bảo vệ hệ tiêu hóa như lactoferrin; alpha lactalbumin, probiotic, prebiotic...