Dinh dưỡng cho trẻ 4 - 6 tuổi

18/03/2014 573 Lượt xem
Dinh dưỡng cho trẻ 4 - 6 tuổi.“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” - trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là tiềm lực của mỗi quốc gia. Do đó, việc chăm sóc thế hệ trẻ luôn luôn được coi trọng và là mối quan tâm chung của toàn xã hội.

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” - trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là tiềm lực của mỗi quốc gia. Do đó, việc chăm sóc thế hệ trẻ luôn luôn được coi trọng và là mối quan tâm chung của toàn xã hội.

Dưới đây là những kiến thức về dinh dưỡng cho bé 4 - 6 tuổi, các ông bố bà mẹ hãy cùng tham khảo. [caption id="attachment_1015" align="aligncenter" width="480"]Dinh dưỡng cho trẻ 4 - 6 tuổi Dinh dưỡng cho trẻ 4 - 6 tuổi[/caption] Về chất: Các nhu cầu về dinh dưỡng của các bé 4 - 6 tuổi, cũng như với tất cả các bé tuổi mẫu giáo đều tương tự với nhu cầu về dinh dưỡng của các thành viên khác trong gia đình. Về lượng: Khẩu phần của mỗi bé ở mỗi độ tuổi lại khác nhau. Nhưng nói chung, các bé cần các nhóm thực phẩm cơ bản sau: * Tinh bột: gạo, bánh mì, ngũ cốc * Rau * Hoa quả * Sữa, Sữa chua và phomat * Các loại thịt đỏ (bò, lợn…), thịt gia cầm, cá, trứng, đỗ quả, đỗ hạt. Bé sẽ nhận đủ dinh dưỡng khi bạn để bé tự lựa chọn thức ăn trong số các thực phẩm này. Tinh bột: 6 phần mỗi ngày: Tinh bột có chứa chất xơ (hỗ trợ hệ thống tiêu hoá) và các loại đường phức (cung cấp năng lượng kéo dài). Hơn nữa, tinh bột còn chứa các loại vitamin B và một số loại ngũ cốc làm sẵn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Đối với bé 4 tuổi, một phần tinh bột bằng: * 1 lát bánh mì. * Hoặc 3 chiếc bánh quy vuông. * Hoặc 1/2 bát cơm hoặc mì sợi. * Hoặc 1/2 bát cháo bột yến mạch. Hoa quả và rau xanh: 5 phần mỗi ngày ImageImageHoa quả và rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, như vitamin A, C và kali. Ngoài ra, hầu hết rau quả đều chứa các chất chống oxy hoá, các chất giúp cơ thể chống lại bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh về tim mạch. Đối với 4 - 6 tuổi, một phần hoa quả và rau xanh bằng: * 2 nhánh bông cải xanh. * Hoặc 1/2 cốc súp cà chua. * Hoặc 1/2 cốc quả việt quất. * Hoặc 3/4 cốc nước cam. Hoặc 1 quả chuối nhỡ. Thịt: 2 phần mỗi ngày Bé cần protein để lớn lên. Protein có trong sữa, thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, pho mát, đỗ hạt và đỗ quả. Những loại thực phẩm này còn cung cấp sắt, kẽm và một số vitamin B. Bởi vì USDA khuyên bé 4 - 6 tuổi ăn 0,14kg thịt mỗi ngày và các loại thực phẩm giàu đạm khác. Dưới đây là khẩu phần một số các thực phẩm giàu đạm. Đối với bé 4 tuổi, 1 phần thực phẩm giàu đạm bằng: * 2,5 quả trứng. * Hoặc 4 thìa bơ đậu phộng. * Hoặc 1/4 bát đậu nấu chín Sản phẩm từ sữa: 2 phần mỗi ngày Hầu hết các sản phẩm từ sữa đều chứa nhiều canxi giúp răng và xương bé chắc khỏe. Sản phẩm từ Sữa còn cung cấp nhiều đạm - đó là sản phẩm thay thế khi con bạn không thích ăn thịt. Đối với bé 4 tuổi, một phần sản phẩm từ Sữa bằng: * 1 cốc sữa. * Hoặc 1 cốc Sữa chua. * Hoặc 1 1/3 miếng pho mát dài. Chất béo, dầu và đường: Chất béo: là nguồn cung cấp năng lượng và các dinh dưỡng cần thiết để trẻ hoạt động và lớn lên. Với các bé trên 2 tuổi, bạn không cần hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn. Với các bé trên 2 tuổi, hàm lượng chất béo chiếm khoảng 30% tổng lượng calo mỗi ngày. Giống với chế độ ăn uống của người lớn, bạn nên hạn chế chất béo no và chứa nhiều cholestorol trong khẩu phần ăn của bé trên 2 tuổi. Hãy giúp bé có thói quen sử dụng các thực phẩm và đồ uống ít béo như: Sữa tách bơ hoặc Sữa có hàm lượng chất béo thấp, thay vì sử dụng Sữa nguyên kem. Đường: cung cấp một số loại dinh dưỡng và bạn nên hạn chế sử dụng trong khẩu phần của con. Các thực phẩm chứa đường là một trong những tác nhân khiến con hỏng răng. Bạn có thể hướng dẫn con đánh răng cẩn thận mỗi ngày để hạn chế tác động của đường tới răng.

Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây để giới hạn đường trong chế độ ăn uống của bé:

* Dùng thịt nạc và các sản phẩm làm từ Sữa ít béo hoặc tách bơ. * Sử dụng các loại dầu thực vật không no hoặc các loại bơ có dầu thực vật là thành phần chính. * Đọc kỹ nhãn các thực phẩm đóng chai, lọ, hộp để kiểm tra hàm lượng chất béo chứa trong đó. * Sử dụng hạn chế các loại thực phẩm chứa phần lớn các loại dầu no. * Sử dụng hạn chế các thực phẩm ngọt do đường. Vitamin và muối khoáng: Tốc độ sinh trưởng và phát dục ở tuổi nhi đồng và thiếu niên rất nhanh, sự trao đổi chất mạnh mẽ, nhu cầu vitamin và muối kháng tương đối cao, đa số các lượng và các loại gần bằng người lớn, thậm chí có loại còn cao hơn. Trong đó vitamin A, B, C có ý nghĩ quan trọng. Những loại vitamin này thường hay thiếu trong thức ăn, cần chú ý bổ sung. Nhu cầu muối natri của trẻ từ 3 tuổi trở lên cao hơn người lớn hai lần. Nước: Cơ thể của trẻ nhỏ cần nhiều nước hơn người lớn, bạn nên khuyến khích bé uống nhiều nước. Để biết con bạn có được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng không ? Bạn có thể lập 1 Biểu đồ tăng trưởng. Vì biểu đồ tăng trưởng này giúp bạn biết liệu bé có hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Khi con bạn cần năng lượng, bé sẽ tự cảm thấy ngon miệng. Bạn hãy để con ăn theo nhu cầu và ngừng ăn khi bé cảm thấy no. Bé sẽ biết khi nào cơ thể bé cần thức ăn gì và bé cần ăn bao nhiêu. Việc của bạn là cung cấp các thức ăn dinh dưỡng, còn bé ăn gì và ăn bao nhiêu hãy để bé quyết định.

Một số bài viết liên quan:

-         Dinh dưỡng cho bé 3 – 5 tuổi. -         Cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu. -         Chăm sóc dinh dưỡng cho bé -         Dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai. -          Quả óc chó -          Tác dụng quả óc chó -          Hạt hạnh nhân -          Dinh dưỡng dành cho bà bầu -          Táo đỏ -          Quả hồ đào -          Hạt thông -          Hạt bí trà xanh -       Tác dụng của quả óc chó với bênh tiểu đường -       Tác dụng của quả óc chó đối với bệnh tim mạch -          Quả óc chó mua ở đâu tại hà nội -          Làm thế nào để bảo quản quả óc chó