Cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu

20/01/2014 220 Lượt xem
Cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi trong quá trình phát triển. Qua nhiều cuộc nghiên cứu và thí nghiệm, cá chuyên gia đã tìm thấy mối quan hệ mật thiết giữa khẩu phần ăn của bà mẹ và cân nặng của thai nhi trong bụng mẹ.

Cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi trong quá trình phát triển. Qua nhiều cuộc nghiên cứu và thí nghiệm, cá chuyên gia đã tìm thấy mối quan hệ mật thiết giữa khẩu phần ăn của bà mẹ và cân nặng của thai nhi trong bụng mẹ.

cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu Đôi khi vì lý do nào đó người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng kỵ không đủ chất dinh dưỡng có nhiều nguy cơ sinh ra đứa trẻ có cân nặng thấp dưới 2,5kg. Tuy nhiên, nếu người mẹ tăng cân tốt, sẽ tích lũy được khoảng 4kg lượng mỡ, tương đương 36000 kcal, là nguồn dự trữ để sản xuất sau khi sinh. Trong qua trình mang thai nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ gia tăng do việc hình thành thai nhi, bánh nhau, gia tăng các mô cho mẹ và cho việc tăng chuyển hóa cơ bản của mẹ 4.8% do đó người phụ nữ có thai cảm thấy nóng (3-6 tháng đầu: phát triển tử cung, các mô của mẹ, và 7-9 tháng sau: phát triển thai nhi và bánh nhau). Trong khoảng thời gian mang thai khối lượng máu tăng lên 50% dẫn đến tăng nhu cầu chất đạm, sắt, acid folic, vitamin B6… Do vậy cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho các bà mẹ mang thai.

Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Thông thường trong 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ thường có sự thay đổi về khẩu vị và nôn ói do tăng hormon nên có thể việc ăn uống bị hạn chế hơn sơ với lúc bình thường. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu, nhu cầu dinh dưỡng không tăng hơn so với trước khi mang thai. Phôi phát triển Bình thường nhờ dưỡng chất lấy từ dự trữ của mẹ. Lượng dưỡng chất cần thiết không lớn vì phôi còn nhỏ và cơ thể mẹ đáp ứng được. Chỉ khi dự trữ của mẹ cạn kiệt, mẹ suy kiệt do ăn rất ít kéo dài mới gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi các bà mẹ bị chứng ốm nghén, hãy áp dụng các biện pháp sau để hạn chế:

Ăn bữa nhỏ, bữa phụ giàu dinh dưỡng mỗi 2 giờ. Ăn các loại trái cây, thức ăn lỏng như sữa, phở, cháo, miến… Tránh thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ… gây khó chịu. Uống nước ngoài bữa ăn, tranh uống ngay trước, trong và ngay sau ăn. Có thể bổ xung đa sinh tố, vi lượng mà không nên uống thuốc chống ói.

Chế độ dinh dưỡng trong 6 tháng cuối thai kỳ

Trong giai đoạn của 6 tháng cuối quá trình mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng 10-30%. Lúc này các triệu trứng nghén giảm hoặc mất đi, thai phụ tăng cảm giác ngon miệng, lượng ăn vào tăng, đáp ứng đủ cho nhu cầu năng lượng và các dưỡng chất. Hơn nữa, cơ thể còn có những đáo ứng thích nghi như thai phụ lúc này ít hoạt động hơn, năng lượng tiêu hao cơ bản giảm, dạ dày và ruột hấp thu dưỡng chất cần thiết hiệu quả hơn cũng góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng...

Năng lượng:

Nhu cầu cần thiết ở 6 tháng cuối là 2.550 kcal/người, nghĩa là tăng hơn so với người Bình thường là 350 kcal. Chỉ cần uống thêm 2 ly sữa, 2 chén cơm hoặc ăn thếm 2-3 bữa phụ như khoai, bắp, chè, bánh… cũng đủ đáp ứng nhu cầu này.

Chất đạm (protein):

Nhu cầu chất đạm tăng lên để tống hợp protein cho cơ thể mẹ như tăng lượng máu, tử cung… đồng thời cung cấp protein cho thai nhi và Nhau thai hình thành và phát triển, nên phụ nữ mang thai cần được cung cấp tối thiểu 70g protein/ngày, cao hơn người Bình thường 15g/ngày. Chỉ cần 70g đậu các loại cũng đủ cung cấp nguồn protein 15g / ngày hoặc hai chén cơm thêm sẽ cung cấp thêm được 9g protein / ngày.

Vitamin, khoáng chất và yếu tố vi lượng:

Calci: khi mang thai, cơ thể mẹ cần lường calci gấp đôi Bình thường (1.000mg calci/ngày) đế đáp ứng quá trình hình thành răng và xương thai nhi. Nếu việc cung cấp calci trong thai kỳ không đầy đủ, cơ thể dẫn đến các triệu chứng vọp bẻ, đau mỏi cơ ở phụ nữ mang thai nhất là 3 tháng cuối, và dẫn đến tình trạng loãng xương, hư răng ở mẹ sau sinh. Đối với thai, lượng calci cung cấp không đủ sẽ ảnh hưởng đế việc tạo xương và các mầm răng ngay trừ trong giai đoạn bào thai, gây nên những khiếm khuyết về xương và răng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ sinh ra dã có dấu hiệu thiếu calci như mềm hộp sọ, thóp trước và thóp sau rộng, tre có các cơn Khóc tím tái do co thắt, thậm chí bị co giật do hạ calci huyết. Nhu cầu calci của phụ nữ có thai khó có thể đạt được nếu không uống Sữa vì Sữa là nguồn cung cấp calci dồi dào và dễ hấp thu nhất. Một ngày chỉ cần 2 ly Sữa hoặc 100 -200g cá, tép nhỏ ăn cả vỏ cả xương hoặc cá chiên xù, cá lớn kho rục xương, cá hộp, 50g mè… là đủ cung ứng nhu cầu calci cho thai phụ.

Sắt:

Nhu cầu tăng cao để đáp ứng với sự phát triển bào thai trong tiến trình thai nghén và nguy cơ mất máu lúc chuyển dạ. Thiếu máu thiếu sắt trên phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ tử vong đối với thai nhi như sinh non, sảy thai, thai chết lưu, chậm phát triển bào thai trong tử cung. Thiếu máu thiếu sắt được xem là liên quan đến ¼ trường hợp tử vong mẹ có liên quan đến thai sản, làm gia tăng các tai biến sản khoa nhất là tai biến do xuất huyết sau sinh. Nhu cầu sắt trong khẩu phần là 30-40 mg/ngày có thể được cung cáp từ những thức ăn giàu chất sắt như thịt, phủ tạng động vật (tim, gan, thận, huyết…), lòng đỏ trứng, cá, thủy sản và đậu đỗ… Ngoài tăng cường thức ăn giàu chất sắt, có thể sử dụng viên sắt bổ sung đều đặn mỗi ngày hoặc các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt có bổ sung thêm sắt và acid folic như sản phẩm dinh dưỡng. Acid folic (vitamin B9): cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai, đặc biệt trong những tuần lễ đầu tiên. Thiếu acid folic ở phụ nữ mang thai có thể gây ra dị tật ống thần kinh ở trẻ em. B9 có nhiều trong gan, men bia, các loại rau xanh lá to, màu xanh đậm: mồng tơi, rau tần ô, đậu phộng, hạt dẻ, đậu, ngũ cốc, thịt, sữa… Ngoài ra một chế độ ăn hợp lý đa dạng sẽ giúp cơ thê người mẹ có đầy đủ các loại vitamin cần thiết giúp cho sự cân bằng của cơ thể và thai nhi phát triển tốt.

Iod và kẽm:

Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể gây nên một số các tổn thương không phục hồi được. Thiếu hụt kẽm dẫn đến chậm hoặc ngừng tăng trưởng, dị tật bẩm sinh, làm gia tăng các triệu chứng nghén như Nôn ói, chán ăn. Kẽm có nhiều trong thức ăn động vật màu đỏ và nhuyễn thể, đặt biệt hàu chứa 75mg kẽm/100g. Thiếu Iod là nguyên nhân gây nên các bệnh đần độn, bướu cổ, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong tự nhiên iod có nhiều trong các loại hải sản, rong biển..., nhưng không phải ngày nào thai phụ cũng được cung cấp đầy đủ các thức ăn này vì vậy sử dụng muối iod thay muối thường là biện pháp phòng ngừa thiếu iod hiệu quả nhất.